Dịch: An Khuyên
Nguồn: Đằng Tấn không gian
.
Gift for mm Fish :x
.
Bất luận là trong tình cảm hay trong công việc, luôn có hai trường hợp khiến chúng ta làm tổn thương người khác cũng như làm tổn thương chính bản thân mình. Một trường hợp là người khác không hiểu bạn, và bạn cũng không hiểu nổi mình; trường hợp khác là người đó hiểu bạn ở một khía cạnh nào đó, hơn nữa lại hiểu rõ vô cùng, nhưng bạn không chấp nhận và phản bác rất gay gắt. Khi chia tay, bên cạnh lý do được dùng nhiều nhất là “Tính cách không hợp”, còn có thể kể đến “Anh không hiểu gì cả! Anh căn bản không hề hiểu em!”. Nếu anh không hiểu em, vậy anh hỏi em - em có hiểu chính mình không?
Sự khó khăn trong giao tiếp, sự khó khăn để hiểu nhau giữa người với người, tin tưởng tất cả các bạn đều có những trải nghiệm sâu sắc. Bỏ qua một bên không nói đến năng lực thấu hiểu cũng như những vấn đề riêng của người đó, nếu bạn thường xuyên cảm thấy người ta không hề hiểu mình, thì nên ngẫm lại xem nguyên nhân có phải là từ bạn hay không.
Những nguyên nhân này, dù đơn giản hay sâu xa, đều không ngoài bốn loại sau:
Đầu tiên, là bởi vì bạn không nói cho người khác biết bạn đang nghĩ gì, hoặc nếu có thì cũng là nói không rõ ràng.
Tình trạng này rất phổ biến. Chẳng hạn như trong tình yêu, cô gái giận dỗi bạn trai mình, luôn cảm thấy anh ấy hoàn toàn không hiểu được bản thân mình cần gì. Mà hễ chàng nói “Em không nói thì làm sao anh biết?”, cô ấy sẽ càng nổi máu hơn “Anh yêu em thì anh phải biết em cần gì chứ.”
Nhưng này cô gái, tôi muốn nói với cô một điều. Đàn ông sở dĩ là đàn ông, phụ nữ sở dĩ là phụ nữ, vì cả hai là hai cá thể khác biệt nhau. Đàn ông thích nói thẳng, phụ nữ lại khoái trò ám chỉ. Đàn ông không phải lúc nào cũng hiểu rõ phụ nữ. Nếu cô không mở miệng, anh ấy sẽ không biết, cũng sẽ không làm. Cho nên bây giờ nếu tôi muốn gì, tôi sẽ nói rõ ràng, trực tiếp, cụ thể với anh ấy, và thu về kết quả khiến tôi vô cùng hài lòng. Tuy rằng thiếu đi một chút lãng mạn và bí ẩn, nhưng lại làm tăng rất nhiều cảm giác hài hòa và thấu hiểu.
Tiếp theo, là vì trong tiềm thức bạn không muốn người ta hiểu mình.
Ý thức của con người được chia thành nhiều lớp giống như núi băng. Và trên một góc của núi băng ý thức đó, tiền ý thức là địa phương giao tiếp lộ mặt, trong khi đại bộ phận tiềm thức lại ngâm mình trong nước. Tiềm thức là thứ rất kỳ lạ và luôn tương phản với suy nghĩ của bạn.
Nhiều năm trước, cô quen với hai anh chàng A và B. Ban đầu, cô vốn là có ấn tượng tốt với A, nhưng hành động của cô lại trái ngược: cô trừng mắt khó chịu với A, trong khi lại rất nhiệt tình với B. Điều này khiến cho anh chàng A vốn cũng có tình cảm với cô từ từ rời xa cô, trong khi B lại ân cần săn đón cô. Cả hai đều hiểu sai thông điệp của cô. Cứ thế, cô bước vào một cuộc hôn nhân không định trước, với kết quả có thể đoán được. Sau này khi biết hóa ra là A thích mình, lại giậm chân giậm cẳng trách bản thân ngu ngốc. A không có lỗi, bởi vì tiềm thức của cô gái không muốn để A biết bản thân có tình cảm với anh.
Cảm giác này giống như tình tiết trong tiểu thuyết hay phim truyền hình, nhưng lại thật sự tồn tại trong cuộc sống. Nếu biết như vậy, có phải sẽ quyết đoán hơn trong tình yêu chăng? Có cảm giác với ai cũng sẽ không muốn để cơ hội vụt mất, sau đó hối tiếc. Lòng nghĩ sao thì yêu vậy đi!
Nguyên nhân thứ ba khiến người khác không hiểu bạn chính là ngay cả bạn cũng không hiểu nổi mình.
Chắc tất cả mọi người đều đồng ý với quan điểm: Trên nền sự hiểu biết của bạn với bản thân, cho dù bạn có nỗ lực thế nào, thu về thành quả nhiều ít ra sao, bạn cũng không thể hoàn toàn hiểu rõ con người mình. Luôn có một ít khía cạnh bạn không biết. Ngay cả bạn còn không biết, vậy làm sao mà người khác biết?
Điều này khiến tôi nhớ lại hai chuyện xưa. Một chuyện về cái gương sáng vô cùng soi chính diện rất rõ, nhưng lại khó nhìn thấy đằng sau lưng. Một chuyện về một kẻ lười treo một chiếc bánh lớn ở trước cổ mình, đói thì cắn ăn, kết quả ăn xong phân nửa rồi lại không chịu động tay lấy phần dưới lên, để rồi cuối cùng đói chết. Bất luận là ưu điểm hay khuyết điểm, chúng ta cũng có lúc không thể hoàn toàn thấy rõ, vậy hà cớ gì lại đi trách móc người khác không hiểu mình?
Nguyên nhân cuối cùng, chính là người khác hiểu bạn, thậm chí ở một khía cạnh nào đó, người khác còn hiểu bạn sâu sắc, toàn diện hơn cả chính bạn hiểu mình, nhưng bạn không biết, lại vì người không hiểu bạn mà thương tâm.
Có một câu chuyện cổ về một con ngựa cho rằng mình là một con ngựa bình thường thôi, nhưng Bá Nhạc lại bảo nó là Thiên lý mã. Lúc này, nó mới biết mình là một tuấn mã quý hiếm có thể chạy ngày dặm không mỏi mệt. Nếu con ngựa này bởi vì quan điểm của Bá Nhạc xung đột với cách nhìn của mình, mà cho rằng Bá Nhạc không hiểu mình, chẳng khác nào từ bỏ cơ hội làm Thiên lý mã của mình. Cho nên đối với cái nhìn có vẻ như “tưởng lầm” của người khác, cũng cần nên suy nghĩ cẩn thận. Đương nhiên cũng sẽ là vấn đề nếu bạn quá để ý đến suy nghĩ của người khác.
Muốn người với người hiểu nhau thì không thể cưỡng cầu. Sự hiểu biết dựa trên gượng ép chính là một ranh giới không rõ ràng, một trạng thái tự kỷ. Nếu có thể hiểu về nhau thì tất nhiên là tốt rồi; còn như thật sự không thể nào đạt đến trạng thái đó cũng chẳng sao cả, không hiểu nhau mà thôi. Nếu bạn nghĩ được như vậy, chứng tỏ bạn đã nhận ra mối quan hệ này không có cơ bền chặt. Từ ý nghĩa này rút ra kết luận: không hiểu chính là hiểu rõ chính mình.
2 nhận xét :
Cảm ơn Ục iu vấu nha, bài này hay quá, đọc cảm thấy rất đúng, không chỉ với tình yêu mà cả với tình bạn nữa :D, đọc xong bài này tự nhiên mm cũng muốn đọc những bài còn lại trong tuyển tập quá :))
Cám ơn Khuyên
Đăng nhận xét